Logo Website

BẠCH ĐÀN CHANH

16/08/2020
Cây Bạch đàn chanh có tên khoa học: Corymbia citriodora (Hook.) K.D.Hill & L.A.S.Johnson; thuộc họ Sim (Myrtaceae). Công dụng lá chứa tinh dầu, tinh dầu có mùi dễ chịu và có tính kháng khuẩn mạnh nên được sử dụng nhiều trong công nghệ hóa mỹ phẩm, sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa, sát trùng.

BẠCH ĐÀN CHANH

Tên khác: 

Khuynh diệp sả.

Tên khoa học: 

Corymbia citriodora (Hook.) K.D.Hill & L.A.S.Johnson; thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Tên đồng nghĩa: 

Corymbia citriodora subsp. variegata (F.Muell.) A.R.Bean & M.W.McDonald     

Corymbia variegata (F.Muell.) K.D.Hill & L.A.S.Johnson     

Eucalyptus citriodora Hook.     

Eucalyptus maculata var. citriodora (Hook.) F.M.Bailey     

Eucalyptus maculata var. citriodora (Hook.) L.H. Bailey    

Eucalyptus melissiodora Lindl.

Eucalyptus variegata F.Muell.

Mô tả (Đặc điểm thực vật)

Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành, màu lam tươi, dài đến 17cm, chùm hoa ở nách lá, lá đài rụng thành chóp, nhị nhiều. Quả nang, nằm trong đài tồn tại, chia 4 mảnh.

Bộ phận dùng: 

Tinh dầu - Oleum Eucalypti.

Phân bố, sinh thái

Bạch đàn chanh là loài đặc hữu của vùng Queensland Australia, đến nay Bạch đàn chanh được nhập trồng ở khắp các vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, từ nãm 1904, Brochct đã phát hiện thấy bạch đàn ở Cốc Lếu (Lào Cai) (Hoàng Hoè, 1996). Sau đó, người Pháp bắt đầu đưa một số giống bạch đàn vào trồng ở nước ta. Vài chục năm trở lại đây, ngành lâm nghiệp tiếp tục nhập ihém nhiều giống bạch đàn nữa. Hiện đã có tới 20 loài nguyên chủng và loài lai của chi Eucalyptus được nhập trồng ở Việt Nam. Trong số những loài được coi là có giá trị kinh tế và đang được trồng phổ biến, có loài bạch đàn chanh.

Bạch đàn chanh là loài cây gỗ mọc nhanh. Qua thực tế trồng ở Việt Nam, cây thích nghi với biên độ sinh thái rộng, mọc tốt trên nhiều loại đất, nên đã được trồng rộng rãi ở cả đồng bằng, trung du và miền núi (dưới 1000m). Cây ra hoa kết quả nhiều hàng năm. Tỷ lệ nảy mầm của hạt cao. Gỗ được dùng làm trụ mỏ, nguyên liệu giấy và trong xây dựng. Lá để cất tinh dầu. Bạch đàn chanh có khả năng tái sinh câv chồi tốt sau khi chạt. Tuv nhiên đất trồng bạch đàn chanh nhanh chóng bị nghèo kiệt. Cần chú ý thâm canh.

Trồng trọt:

Các loài bạch đàn đều là những cây nhập nội, được trồng phổ biến ở nước ta, trừ những vùng cao, lạnh. Cây không kén đất, đồi trọc, đầm lầy, ven đường đi, dọc kênh mương đều có thổ trồng được bạch đàn.

Bạch đàn được trồng bằng hạt. Vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu, người ta gieo hạt trong vườn ươm. Sang xuân, khi cây cao 70 - 100 cm thì đánh đi irỗng. Có những cơ sở cung cấp câv con bằng cách gieo hạl trong bầu PE, có chứa sán đất trộn với một ít phân mục, hoặc mùn. Trước khi gieo, hạt được ngâm vào nước ấm (30 - 35° C, 2 lít nước thường pha với 1 lít nước sôi) qua 24 giờ, vớt ra, để ráo, cho tỷ lệ nảy mầm cao.

Thời vụ trồng bạch đàn thường vào mùa xuân - trong tết trồng cây. Khi trồng, đào hố với khoảng cách 1 x1m, kích thước hố tùy theo độ lớn của câv hoặc bầu, sau đó đặt cây, lấp đất vào gốc, lèn chạt và tưới nước. Nếu trồng bằng bầu, phải dùng dao, kéo xỏ rách bầu để sau nàv rẽ dễ dàng ăn ra đất.

Hầu như không sử dụng phân bón trong việc trồng bạch đàn. Cây sống rất khoẻ, lấn át hầu hết các loài cây khác trên mọi loại đất. Đây là một trong những cây có tác dụng nhanh chóng phủ xanh đồi núi trọc, cải thiện môi sinh, cung cấp gỗ chống lò và lá để chưng cất tinh dầu. Sau hòa bình lập lại, phong trào trồng bạch đàn đã diẻn ra khá sôi động. Vào những năm 1960, người ta thấy rằng, đất ở những vùng trồng bạch đàn có xu hướng trở nên nghèo kiệt, nên việc Irỗng bạch đàn có chững lại. Những năm gần đây, bạch đàn lại được phát triển trồng trở lại, nhất là ở vùng mỏ Quảng Ninh.

Với khoảng cách như trên, sau 5 - 7 năm, cây có thổ cho gồ chống lò hoặc dùng Irong xây dựng. Nếu để lâu hơn hoặc muốn có gỗ to, có thể tỉa thưa, giữ ở khoảng cách 2 x 2 m.

Lá cây có thể thu hoạch hàng năm bằng cách tỉa cành.

Thành phần hoá học: 

Lá chứa 0,5-2% tinh dầu. Tinh dầu chứa citronelal 60-65%; citronelol 15-20%, alcol bậc I quy ra geraniol 11,14%, geranial và các thành phần khác 2%.

Tác dụng dược lý:

Trong thử nghiệm in vitro, tinh dầu bạch đàn chanh có tác dụng ức chếđ ối với mội số vi khuẩn và vi nấm sau dây, theo thứ lự hoạt tính giảm dần: Tụ cầu khuẩn vàng, KlebsiellaEnterohacter, trực khuẩn lao (giảm độc), phế cầu khuẩn, nấm Cadida albicansShigella dysenteriae, S .flexneriBacillus mycoides, trực khuẩn ColiSalmonella typlii.

Nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu bạch đàn chanh đối với tụ cầu khuẩn vàng, Klebsiella và Enterohacter là 2mg/ml; và 8mg/ml dối với trực khuẩn coli và Salmonella typhi, và > 8 mg/ml đối với Bacillus subtilisProteus mirabilisShigella flexneri.

Tác dụng ức chế của tinh dầu bạch đàn trên vi khuẩn gram dương mạnh hơn tác dụng trên vi khuẩn gram âm. Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu bạch đàn không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng cineol, mà có thể còn do tác dụng phối hợp của các thành phần khác có troiig tinh dầu bạch đàn. Tinh dầu bạch đàn chanh diệt amip lỵ với nồng độ tối thiểu 1:640 in vitro.

Trong thử nghiệm trên ruột chuột lang cô lập, tinh dầu bạch đàn chanh có tác dụng chống co thắt cơ trơn ruột gây bởi histamin và acclylcholin.

Cao bạch dàn chanh cho thỏ bình thường uống gâv hạ dường máu một cách nhất thời. Tác dụng hạ đường máu biếu lộ rõ rệt hơn ở thỏ đã gây hạ đường máu thực nghiệm bằng aloxan, nhưng không làm cho đường máu trở về trị số bình thường. Cho thỏ uống cao bạch dàn chanh trước khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose, đã làm tăng khả năng dung nạp glucose của động vật thí nghiệm, và tác dụng nàv được quy cho sự có mặl của myrtilin irong cao bạch dàn chanh.

Trên chó có những vết loét nặng, linh dầu bạch đàn chanh phối hợp với một số tinh dầu khác đã có tác dụng điều trị tốt, làm phuc hồi sức khoẻ.

Thuốc nhỏ mũi Rinascplol gồm có dầu thảo mộc và 5% hỗn hợp một số tinh dầu trong có tinh dầu bạch đàn chanh, đã được thử lãm sàng và thấy thuốc có tác dụng điều trị tốt đối với bệnh nhân viêm mũi cấp tính và man tính.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

Lá chứa tinh dầu, tinh dầu có mùi dễ chịu và có tính kháng khuẩn mạnh nên được sử dụng nhiều trong công nghệ hóa mỹ phẩm, sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa, sát trùng.

Tinh dầu Bạch đàn nói chung được dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong một số bệnh ngoài da.

Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ô liu, dùng làm thuốc gây sung huyết da để chữa thấp khớp.

Tinh dầu bạch đàn chanh còn được dùng làm thuốc chữa bỏng, làm thuốc gây long đờm trong trường hợp viêm phế quản mạn tính và hen.

Tinh dầu Bạch đàn chanh có hàng lượng Citronella khá cao nên là nguồn nhiên liệu tự nhiên có giá trị trong công nghệ chuyển hóa và sản xuất các sản phẩm hydroxycitronellal, citrolellylnitrile và methon.

Ngoài ra, Bạch đàn chanh chứa đến 99% citronellal và geraniol. Cả 2 chất này đều là chất cơ bản tạo mùi hương trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.

Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạch đàn chanh:

- Không được uống, ăn hay để tinh dầu rơi vào mắt, vùng nhạy cảm.

- Không thoa tinh dầu lên vết thương đang hở miệng,

- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

- Người mắc bệnh kinh niên, trẻ em dưới 6 tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

- Tinh dầu bạch đàn chanh không gây kích ứng da, chính vì thế bạn có thể bôi nguyên chất trực tiếp lên da.

- Không dùng tinh dầu để điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế

- Bảo quản tinh dầu nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Đậy kín nắp sau khi sử dụng.

- Nếu xảy ra dị ứng hoặc phát hiện tinh dầu có mùi, màu sắc lạ bạn nên ngừng sử dụng tinh dầu.

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)